Bé nhà Mira nay gần cuối 9 tháng thì bé đã có thể ăn được hết tất cả mọi thứ. Đặc biệt bé ăn thô rất giỏi, đồ ăn chỉ cần nấu mềm cỡ như chuối và xắt nhỏ như hạt lựu thì bé có thể ăn ngon lành. Các bạn có thể nhìn hình tuần trước gia đình mình đi chơi thì cho bé ăn cơm ở nhà hàng chung với ba mẹ luôn. Rau củ hay thịt miếng nào to quá thì mình dùng kéo chuyên để cắt đồ ăn dặm cắt nhỏ ra cho bé ăn.

Đang xem: ăn dặm kiểu nhật cho bé 9 tháng

Nhưng trên bàn ăn vẫn có vài món bé chưa ăn được, đó là mì Soba. Vốn tuần trước gia đình mình đi du lịch ở tỉnh Nagano, và Soba là đặc sản ở nơi đây. Nhưng mì Soba thì bé vẫn chưa ăn được vì có nguy cơ gây dị ứng. Tuy nhiên trong giai đoạn này thì bé đã có thể ăn nhiều món lắm rồi. Có những món hồi 5,6 tháng chưa cho ăn được như Trứng, vì sợ dị ứng thì đã có thể ăn thoải mái. Hay những món như Hải sản, Tôm, Thịt bò chưa được cho ăn hồi 7,8 tháng thì giờ mình cũng có thể cho bé ăn. Đặc biệt, điểm cần lưu ý trong thực đơn của bé từ 9 đến 11 tháng, đó là:

Chú ý cần bổ sung thêm sắt và đạm trong bữa ăn vì khi bé càng lớn thì cơ thể càng cần nhiều chất đạm để phát triển. Còn chất sắt từ sữa mẹ truyền cho cơ thể bé cũng sẽ cạn dần nên bạn phải bổ sung thêm sắt từ các nguồn thức ăn dặm cho bé nha.Tuy nhiên cần phải cân bằng lượng sắt, đạm với các loại vitamin, khoáng chất khác. Đặc biệt cần lưu ý bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn để bé không bị táo bón.

Chi tiết hơn Mira liệt kê cho các bạn tham khảo những gì bé có thể ăn được hay không ăn được từ 9 đến 11 tháng như sau :

*

1. Nhóm cung cấp năng lượng: Cháo hay cơm nấu mềm với tỷ lệ 1:5 ( 1 phần gạo với 5 phần nước). Tuy nhiên có những bé như bé nhà Mira thì có thể ăn cơm nấu khô như của người lớn luôn. Nếu bé có thể ăn được thì bạn cứ cho bé ăn, không sao cả nhé.

Thay thế cơm, bạn có thể cho bé ăn Yến mạch. Bé nhà mình ăn Yến mạch mỗi sáng vì nấu nhanh, ngon, chứa nhiều chất xơ và nhiều vitamin tốt cho cơ thể của bé.

Xem thêm: Chip Điện Thoại Mạnh Nhất Hiện Nay, 5 Smartphone Android Mạnh Nhất Thế Giới Hiện Nay

2. Nhóm rau cải cung cấp vitamin khoáng chất: Cà rốt, Bí đỏ, Bắp cải, Cà Chua, Rau chân Vịt, Cải Xanh, Khoai Tây, các loại trái cây như chuối, kiwi… Vào giai đoạn này thì bé đã có thể ăn được hầu như các loại rau cải, trừ những loại cứng quá như Măng Tây, Củ Sen thì khoan đừng cho bé ăn. Đặc biệt nên cho bé ăn nhiều các loại rau xanh đậm như Rau Chân Vịt, Cải Xanh để cung cấp thêm chất sắt cho cơ thể của bé nhé.

3. Nhóm chất đạm: 

Từ 5 đến 8 tháng thì bạn chỉ nên cho bé ăn nhiều rau củ cho dễ tiêu, đồng thời chỉ bổ sung chất đạm từ những nguồn như thịt gà, cá trắng, đậu hũ. Các loại hải sản, thịt đỏ, cá đỏ đã không thể cho bé ăn vì sợ khó tiêu, gây táo bón. Nhưng bây giờ bạn có thể cho bé bổ sung thêm đạm từ hải sản tôm, cua, thịt heo, thịt bò, các loại cá đỏ như cá ngừ cũng có thể cho bé ăn từ giai đoạn này.

Đặc biệt, từ 9 tháng trở lên, cơ thể của bé sẽ dần thiếu sắt do lượng sắt từ sữa mẹ truyền cho cơ thể bé giảm dần. Do vậy bạn phải cho bé ăn nhiều món ăn có chứa chất sắt như các loại thịt đỏ như thịt bò, các loại rau xanh đậm như cải xanh, rau chân vịt, spinach.Tuy nhiên, chú ý bổ sung nhiều sắt và đạm cho cơ thể bé phát triển thì bạn cũng phải lưu ý cân bằng dinh dưỡng với các nhóm vitamin và khoáng chất khác.

Xem thêm: Cách Chuyển Số Điện Thoại Từ Sim Sang Máy Samsung, Cách Copy Từ Danh Bạ Từ Sim Vào Máy Samsung

4. Mỗi bữa ăn lý tưởng cho bé sẽ có trọng lượng thành phần dinh dưỡng như sau:

Nhóm năng lượng Cơm, gạo, bún khoảng từ 80 -90 g.Nhóm rau cải củ, trái cây khoảng 30-40 gram.Nhóm chất đạm thịt cá thì chiếm khoảng 15 gram thôi nhé. Nếu thay thịt cá bằng đậu hũ thì khoảng 45 g đậu hũ. Nếu cho bé ăn trứng thì khoảng nửa trái đến 2/3 trái trứng. Còn nếu cho bé ăn yogurt, cheese hay các sản phẩm từ sữa thì có thể cho bé ăn chừng 80 gram. Trong 1 bữa ăn bạn nên nhớ cân bằng lượng đạm đủ cho cơ thể bé, đừng để bé ăn quá dư thừa đạm cũng không tốt đâu.Thức ăn có thể nêm nếm được bằng nước tương hay bơ mặn (một ít thôi nhé) ,dầu olive, dầu mè hay các loại nước dùng từ rong biển và cá bào. Sữa bò thì cũng có thể sử dụng để nêm thức ăn nhưng để uống thay sữa mẹ hay sữa bột thì phải đợi sau 1 tuổi nha các bạn !!!

5Bé không thể ăn gì ?

Mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Không được ăn đến tận 1 tuổi nhé.Mì soba, Cá saba không thể ăn đến tận 1 tuổi do có nguy cơ xảy ra dị ứng.Các loại gia vị mạnh như Gừng, Wasabi, Tiêu, Ớt, Tỏi, Cà ri … Không được cho bé ăn đến tận 1 tuổi.Các loại nước ngọt có gas, bánh ngọt, kem, snack, trà, cà phê, rượu bia, bánh kẹo đều không được cho bé ăn đến tận 1 tuổi. Lý do và vì các loại bánh ngọt, nước ngọt thì chứa nhiều đường, không tốt cho cơ thể của bé dễ gây béo phì. Ngoài ra những món này quá ngon nên sau khi cho bé ăn một lần xong thì bé sẽ mê ly, đòi ăn hoài và không chịu ăn những món từ rau cải tốt cho sức khỏe của bé nữa. Mira cho bé ăn tráng miệng hay ăn xế chơi bằng các loại bánh ăn dặm dành riêng cho bé của Nhật. Ngoài ra mình thường xuyên cho bé ăn Yogurt loại blend không đường, sau đó cho thêm bột đậu nành mè đen sốt đường đen hay trái cây dầm vào cho bé ăn. Món này rất tốt cho sức khỏe và tiêu hóa của bé. Siêng hơn thì mình làm Kanten sữa tươi hay trái cây cho bé ăn, nhớ là Kanten phải làm mềm chứ đừng làm cứng dai quá dễ khiến bé mắc cổ họng khi nuốt. Kanten là món tráng miệng rất tốt cho sức khỏe của bé, dễ tiêu, ngăn ngừa táo bón.

———————————–

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *