Trong các hoạt động thường ngày nhiều khi không may bạn có thể bị thương, vết thương dù nhỏ hay lớn đều gây ra sự ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt, chắc chắn khi đó điều đầu tiên bạn nghĩ đến là cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo. Để làm được điều này bạn nên xử lý vết thương đúng cách ngay từ đầu giúp vết thương mau lành và dùng các phương pháp trị sẹo tích cực không để lại sẹo trên da.
Đang xem: Cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo
1. Xử lý vết thương ngay khi chúng mới hình thành, tránh sẹo xấu
Thông thường sau khi bị tổn thương, có những vết thương hở, xây xát da có dính đất cát dơ nên xử trí theo các bước sau:
– Vệ sinh sạch vết thương dưới vòi nước: Mục đích rửa trôi đất đá tránh nhiễm trùng, không rửa trực tiếp ngay bằng oxy già, cồn hoặc povidine sẽ làm tổn thương mô, da bề mặt vết thương, khiến vết thương lâu lành
– Bước thứ hai là rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý 0,5% và povidine pha loãng.
– Sau đó thấm khô rồi đắp gạc Ulgo hoặc băng vết thương bằng gạc Y tế (nếu cần thiết), lưu ý không băng vết thương quá chặt, cần tạo độ thoáng để vết thương có thể khô mày, đóng vẩy.
– Một vài mẹo nhỏ mách bạn nữa là sau khi xử lý xong vết thương, nếu có thể bạn giữ vị trí vết thương cao hơn tim vài ngày vết thương sẽ mau lành hơn.
– Vệ sinh vết thương bằng nước muối và povidine pha loãng hàng ngày cho đến khi vết rách khép miệng.
– Khi vết thương khô, khép miệng, bắt đầu lành (hiện tượng se cứng phía mặt ngoài vết thương, các vùng da xung quanh miệng vết thương nhạt màu hơn vùng da lành) thì bạn dùng nghệ tươi hoặc kem trị sẹo thoa ngay để tránh cũng như hạn chế các loại sẹo xấu.
Nếu bạn xử lý vết thương không tốt và bỏ qua mất thời điểm vàng để dùng nghệ hoặc kem trị sẹo thì nguy cơ hình thành sẹo xấu là rất lớn. Các loại sẹo thường gặp là sẹo thâm, sẹo trắng, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại…
2. Cách giúp vết thương mau lành tự nhiên
Các vết sẹo hiện hữu luôn làm chị em khó chịu và lo lắng, dù là vết sẹo nhỏ hay lớn, dù là bất cứ dạng sẹo nào. Các bạn hãy làm theo những cách dưới đây:
– Tăng cường kẽm: Kẽm giúp làm lành da và đạt hiệu quả cao khi kết hợp với Vitamin C. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như trai, sò, thịt nạc có màu đỏ, ngũ cốc thô và các loại đậu.
– Tăng cường vitamin C: Vitamin C là thành phần quan trọng cung cấp dưỡng chất cho da, giúp thúc đẩy tăng sinh collagen làm liền da. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây màu vàng như Cam, Chanh, Bưởi…
– Bổ sung tích cực vitamin nhóm B: các vitamin B12 và B5 có khả năng hỗ trợ cơ chế tự lành chữa lành vết thương rất mạnh, hỗ trợ tích cực vitamin C và kẽm. Bạn nên ăn nhiều trứng, các loại ngũ cốc, sữa…
– Dùng nghệ tươi cắt lát: chà lên mặt vết thương ngay khi vừa lành 2 lần 1 ngày trong 1 tháng. Nghệ sẽ giúp hạn chế sẹo lồi, lõm, phì đại. ngăn ngừa sẹo thâm, sẹo trắng.
– Chất dịch cây lô hội: dùng để uống và đắp vết thương mới lành trong 10 ngày giúp bạn chế các loại sẹo. Lô hội giúp điều trị hiệu quả sẹo thâm, nhưng bạn cũng nên cẩn thận nếu cơ địa dị ứng.
3. Cách điều trị sẹo triệt để, hiệu quả
Những thực phẩm và các mẹo nhỏ mách bạn cách làm vết thương mau lành có thể hỗ trợ và làm giảm sẹo ở một mức độ nhất định nhưng hoàn toàn không thể điều trị sẹo triệt để. Tốt nhất bạn nên thoa kem trị sẹo ngay thời điểm vàng.
– Nên dùng kem trị sẹo theo toa hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo sử dụng Kem làm mờ sẹo Orlavi ScarGel.
– Bạn nên chú ý chọn loại kem có thành phần tự nhiên như Allantoni (chiết xuất từ củ cải đường), extracted Onion (chiết xuất hành tây)…
– Kem trị sẹo có thể hỗ trợ giảm hẳn các loại sẹo, ngăn ngừa hình thành sẹo cực tốt nếu bạn sử dụng đúng thời điểm.
Bạn hoàn toàn có thể không cần lo lắng về sẹo sau khi bị tổn thương nếu biết sử dụng đúng phương pháp, đúng cách trị sẹo hiệu quả.