Trong các hoạt động đấu thầu, nhất là trong các hoạt động đấu thầu mua sắm, chào hàng cạnh tranh rút gọn là một hình thức khá phổ biến được nhiều nhà thầu, bên mời thầu lựa chọn. Tuy nhiên, bạn có nắm rõ quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn cần phải tiến hành như thế nào không? Có cần lưu ý về vấn đề gì không? Hãy chú ý theo dõi bài viết sau đây nhé. Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Đang xem: Chào hàng cạnh tranh rút gọn là gì

Mục lục

2 Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn như thế nào?3 6 câu hỏi thường gặp về chào hàng cạnh tranh rút gọn

Khái niệm chào hàng cạnh tranh rút gọn là gì?

Theo quy định pháp luật, chào hàng cạnh tranh rút gọn có thể được hiểu là phương thức được thực hiện với gói thầu có hạn mức nhất định.

Các hạn mức chào hàng cạnh tranh rút gọn hiện nay:

Không quá 500 triệu đồng được áp dụng đối với gói thầu của các hoạt động như: bảo hiểm, quảng cáo, logistic, lắp đặt mà không thuộc về xây dựng, lắp đặt, nghiệm thu chạy thử, bảo trì, bảo dưỡng, tổ chức đào tạo, vẽ bản đồ…;Không quá 1 tỷ đồng được áp dụng đối với gói thầu mua bán hàng hóa thường xuyên được sử dụng, phổ biến trên thị trường, và có sự tương đương nhau về chất lượng, đặc tính, tiêu chuẩn;Không quá 200 triệu được áp dụng đối với gói thầu mua hàng hóa thường xuyên.

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn như thế nào?

Khi nhà thầu tiến hành việc chào hàng cạnh tranh rút gọn, cần thực hiện theo quy trình chặt chẽ sau đây:

*
*

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu năm 2013, các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, báo đấu thầu bao gồm:

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;Thông báo mời thầu; thông báo mời chào hàng;Danh sách ngắn;Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;Danh mục các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư, nhà thầu, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu, cơ sở đào tạo về đấu thầu;Các thông tin khác có liên quan.

Căn cứ vào những quy định trên có thể thấy khi doanh nghiệp thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn thì bắt buộc phải đưa kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên mạng đấu thầu quốc gia.

Như vậy, bạn có thể thấy trong số những thông tin bắt buộc phải đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia có kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia.

Xem thêm:

Thời gian chào hàng cạnh tranh rút gọn trong bao lâu?

Thời gian để đánh giá các báo giá được quy định tối đa là 10 ngày, kể từ ngày đã hết hạn nộp báo giá cho đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu có kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá.

Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định tối đa 4 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định.

Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định tối đa là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và bên báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

Chào hàng cạnh tranh rút gọn có cần thành lập tổ chuyên gia không?

Căn cứ theo Điều 75 Luật Đấu thầu năm 2013 có quy định về trách nhiệm của bên mời thầu như sau:

Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;Quyết định thành lập tổ chuyên gia;…

Như vậy, bạn có thể thấy, chào hàng cạnh tranh rút gọn cần phải thành lập tổ chuyên gia.

Xem thêm: Xem Phim Đừng Quên Hoa Hồng Tập Cuối, Xem Phim Đừng Quên Hoa Hồng Tập 123

Trên đây là một số thông tin quan trọng giúp bạn hiểu hơn về quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn và các quy định có liên quan. Hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất nếu có bất cứ thắc mắc nào nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *