You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.

Đang xem: Tình hình xuất nhập khẩu của việt nam năm 2017

Thống kê Hải quan Giới thiệu Phương pháp thống kê Công bố thông tin Số liệu thống kê Phân tích Hướng dẫn
Untitled 1

I. Tổng quan

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan,tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 12/2017 đạt 39,54 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 19,65 tỷ USD, giảm 1,7% và nhập khẩu đạt 19,89 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017

*

Tính đến hết 12 tháng/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2%, tướng ứng tăng 37,44 tỷ USD, và tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 36,3 tỷ USD so với năm 2016..

Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong tháng 12 đạt 25,39 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này năm 2017 lên 278,56 tỷ USD, tăng 23,1%, tương ứng tăng 52,25 tỷ USD so với năm trước.

Cụ thể, trong trong tháng 12/2017 xuất khẩu khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 13,68 tỷ USD, giảm 5,8%, tương ứng giảm 845 triệu USD so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của khối này năm 2017 lên 152,19 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 28,31 tỷ USD so với năm trước.

Nhập khẩu đạt 11,7 tỷ USD, tăng 0,7%, so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu của khối này năm 2017 đạt 126,37 tỷ USD, tăng 23,4%, tương ứng tăng 23,94 tỷ USD so với năm trước.

Cán cân thương mại: Trong tháng 12/2017 Việt Nam nhập siêu 233 triệu USD, qua đó đưa cán cân thương mại hàng hóa cả nước năm 2017thặng dư 2,91 tỷ USD.

Khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2017 xuất siêu 1,98 tỷ USD, đưa cán cân thương mại của khối này năm 2017 thặng dư đến 25,81 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp trong nước thâm hụt là 22,9 tỷ USD.

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa:

Năm 2017, Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 28 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2017 đạt 294,78 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với năm trước và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch gần 68 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm trước.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 57,9 tỷ USD, tăng 12,8%; châu Đại Dương đạt 7,76 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi là 6,69 tỷ USD, tăng 24,8%.

Kim ngạch, tỷ trọng và tốc độ tăng giảm xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục và nước/khu vực thị trường chính năm 2017

Thị trường

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Kim ngạch (Triệu USD)

Tỷ trọng

(%)

 So với năm 2016 (%)

Kim ngạch (Triệu USD)

 Tỷ trọng

(%)

 So với năm 2016 (%)

Châu Á

111.950

52,3

31,3

 172.831

81,9

22,3

– ASEAN

21.510

10,1

23,9

 28.021

13,3

16,4

– Trung Quốc

35.463

16,6

61,5

 58.229

27,6

16,4

– Nhật Bản

16.841

7,9

14,8

 16.592

7,9

10,1

– Hàn Quốc

14.823

6,9

30,0

 46.734

22,1

45,3

Châu Mỹ

52.332

24,5

10,5

15.644

7,4

7,9

– Hoa Kỳ

41.608

19,4

8,2

9.203

4,4

5,8

Châu Âu

43.002

20,1

13,7

14.917

7,1

10,4

– EU(28)

38.281

17,9

12,7

 12.098

5,7

8,6

Châu Phi

2.670

1,2

-2,1

4.017

1,9

52,5

Châu Đại Dương

4.066

1,9

20,0

3.694

1,8

29,4

Tổng

214.019

100,0

21,2

 211.104

100,0

20,8

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Hàn Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau thị trường Trung Quốc. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt gần 61,6 tỷ tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt 50,8 tỷ USD, thị trường ASEAN đạt hơn 49,5 tỷ USD và thị trường EU (28 nước) đạt 45,11 tỷ USD với mức tăng lần lượt là: 7,8; 19,6% và 11,7%… Riêng với thị trường Ấn Độ có tốc độ tăng mạnh 40,5% với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 7,63 tỷ USD.

II. Một số nhóm hàngxuất khẩu chính

Xuất khẩu hàng hóa trong năm 2017 với 29 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD với kim ngạch 195,93 tỷ USD, chiếm 91,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, có tới 5 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.

Biểu đồ 2: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2017 so với năm 2016

*

Điện thoại các loại và linh kiện:Xuất khẩutháng 12/2017 đạt trị giá 3,9 tỷ USD, giảm 15,2% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm  2017 lên45,27 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm trước.

Các thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong 12 tháng 2017 là: thị trường EU (28) đạt kim ngạch xuất khẩu 11,96 tỷ USD, tăng 6,4%; Trung Quốc với 7,15 tỷ USD, tăng gần 8 lần; thị trường Hàn Quốc đạt 3,97 tỷ USD, tăng 45,4%; UAE đạt 3,89 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm trước.

Hàng dệt may:Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12/2017 đạt 2,48 tỷ USD, tăng 14,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng 2017 lên26,04 tỷ USD, tăng 9,3%so với năm 2016.

 Trong đó: Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,28 tỷ USD, tăng 7,3%; sang EU(28) đạt 3,79 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Nhật Bản đạt 3,11 tỷ USD, tăng 7,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,64 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm trước.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện:Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,26 tỷ USD, giảm 13,7% so với tháng trước. Qua đó, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng 2017 lên 25,94 tỷ USD, tăng mạnh 36,8%so với năm 2016.

Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam trong 12 tháng 2017 là: Trung Quốc: 6,86 tỷ USD, tăng mạnh 69%; thị trường EU: 4,61 tỷ USD, tăng 20,5%; Hoa Kỳ: 3,44 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm trước.

Giầy dép các loại: Xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng 12/2017 đạt 1,47 tỷ USD, tăng 7,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năm 2017đạt 14,65 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước.

Trong năm 2017 giầy dép các loại chủ yếu được xuất khẩu đến các thị trường: Hoa Kỳ với 5,11 tỷ USD, tăng 14,1%; thị trường EU (28 nước) đạt 4,65 tỷ USD, tăng 10,2%, thị trường Trung Quốc 1,14 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm trước.

Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,14 tỷ USD, giảm 5% so với năm trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 12,77 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác năm 2017 chủ yếu được xuất khẩu qua các thị trường: Hoa kỳ với 2,43 tỷ USD, tăng 14,1%; Nhật Bản với 1,72 tỷ USD, tăng 9,9%; EU(28) với 1,87 tỷ USD, tăng 44,6% so với năm trước.

Xem thêm:

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản trong tháng đạt 741 triệu USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Tính đến hết Tháng 12/2017, cả nước đã xuất khẩu 8,32 tỷ USD hàng thủy sản, tăng 18% so với năm trước.

Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam năm 2017  bao gồm: EU đạt 1,46 tỷ USD, tăng 22,1%; Hoa Kỳ đạt 1,41 tỷ USD, giảm 1,9%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,6%; Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD, tăng 59,4%… so với năm trước.

Gỗ và sản phẩm từ gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2017 đạt 756 triệu USD, tăng 8,8% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 7,66 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.

Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam năm 2017chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 3,27 tỷ USD, tăng 15,7%; Trung Quốc với 1,07 tỷ USD, tăng 5%; Nhật Bản với 1,02 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm trước.

Phương tiện vận tải và phụ tùng: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2017 đạt 627 triệu USD, tăng 6,4% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 6,99 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước.

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam năm 2017chủ yếu gồm: Nhật Bản với 2,18 tỷ USD, tăng 13,9%; Hoa Kỳ với 1,18 tỷ USD, tăng 48,4%, Thái Lan với 332 triệu USD, tăng 3,9% so với năm trước.

Xơ sợ dệt các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 122 nghìn tấn, trị giá 327 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 1,7% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 3,59 tỷ USD, tăng 15,6% về lượng và 22,7% về trị giá so với năm trước.

Các thị trường nhập khẩu xơ sợ dệt các loại từ Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc đạt 2,04 tỷ USD, tăng 23,7%; Hàn Quốc đạt 319 triệu USD, tăng 20,5%; Thổ Nhĩ kỳ đạt 159 triệu USD, giảm 1,7% so với năm trước…

Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt 308 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng trước. Trong cả năm 2017, xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 3,52 tỷ USD tăng 23,8% so với năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng hạt điều từ Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 1,22 tỷ USD tăng 25,7% so với năm 2016. Tiếp theo là EU đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 32,3%; Hà Lan đạt 542 triệu USD, tăng 41,6%; Trung Quốc đạt 469 triệu USD, tăng 11,2% so với năm 2016.

Hàng rau quả: Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 324 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng trước. Trong 12 tháng/2017, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,5 tỷ USD tăng 42,5% so với năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD tăng mạnh 52,4% so với năm 2016; Tiếp theo là Nhật Bản đạt 127 triệu USD, tăng 69,3%; Hoa Kỳ đạt 102 triệu USD, tăng 20,9% so với năm 2016.

III. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Nhập khẩu năm 2017 có 33 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó hai nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm trên 25,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm trên 16%; …

Biểu đồ 3: 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2017 so với năm 2016

 

*

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện Tháng 12/2017 đạt gần 3,7 tỷ USD, tăng 5,9% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 37,71 tỷ USD, tăng 35,2% so với năm 2016.

Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 15,33 tỷ USD, tăng 76,7% so với năm trước; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 7,06 tỷ USD, tăng 19%; thị trường Đài Loan với 3,94 tỷ USD, tăng 24,6%…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác:Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,94 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 33,67 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước.

Các thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 10,87 tỷ USD, tăng 16,8%; Hàn Quốc với 8,63 tỷ USD, tăng 46,6%; Nhật Bản với 4,26 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm trước; …

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2017 đạt 1,86 tỷ USD, tăng 8% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 12 tháng /2017 đạt 16,34 tỷ USD, tăng 54,8% so với năm trước.

Các thị trường cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 8,75 tỷ USD, tăng 42,4%; Hàn Quốc với 6,18 tỷ USD, tăng 72,6% so với năm trước.

Vải các loại:Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,02 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với tháng trước.

Các thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 6,08 tỷ USD, tăng 11,5%; Hàn Quốc với 2,04 tỷ USD, tăng 4,2%; Đài Loan với 1,57 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm trước; …

Sắt thép các loại:Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2017 đạt gần 1,11 triệu tấn, trị giá 752 triệu USD; giảm 6,9% về lượng và giảm 5% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng sắt thép nhập khẩu năm 2017 đạt 14,99 triệu tấn, trị giá 9,01 tỷ USD, giảm 17,4% về lượng, nhưng tăng 13,5% về trị giá so với năm trước.

Các thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: thị trường Trung Quốc với 4,1 tỷ USD, giảm 6,2%; Nhật Bản với 1,37 tỷ USD, tăng 20,8%; Hàn Quốc 1,16 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2016

Chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 12/2017 đạt 428 nghìn tấn, trị giá 662 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 4,91 triệu tấn, trị giá 7,32 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với năm trước.

Các thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với 1,43 tỷ USD, tăng 19,3%; UAE đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,2%; Đài Loan 1,06 tỷ USD, tăng 12,1%; …

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy: Nhập khẩu nhóm hàng trong tháng đạt 416 triệu USD, giảm 9,1% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 5,42 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước

Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 2,05 tỷ USD, tăng 9,7%; Hàn Quốc với 753 triệu USD, giảm 4,7%; Đài Loan với 483 triệu USD, tăng 3% so với năm trước; …

Xăng dầu các loại:Trong tháng cả nước nhập khẩu 1,25 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá 758 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu xăng dầu các loại  năm 2017 đạt 12,86 triệu tấn, trị giá đạt hơn 7,04 tỷ USD, tăng 9,4% về lượng, và tăng 38,3% về trị giá so với năm trước.

Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu là: Singapore với 4,3 triệu tấn, trị giá 2,16 tỷ USD, tăng 7,6% về lượng và tăng 34,3% về trị giá; Hàn Quốc với 3,03 triệu tấn, trị giá 1,91 tỷ USD, tăng 67,7% về lượng và tăng 93% về trị giá; Malayxia với 2,61 triệu tấn, trị giá 1,26 tỷ USD, giảm 16,4% về lượng và tăng 1,8% về trị giá.

Xem thêm:

Kim loại thường khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 128 nghìn tấn, trị giá 501 triệu USD tăng 1,6% về lượng và tăng 0,1% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 5,43 tỷ USD, giảm 19,4% về lượng tuy nhiên tăng 12,7% về trị giá so với năm trước.

Các thị trường cung cấp kim loại thường cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc đạt trị giá 874 triệu USD, tăng 32,8%; Trung Quốc đạt 679 triệu USD, giảm 50,1%; Úc đạt 501 triệu USD, tăng 37,5% so với năm 2016; …

Sản phẩm từ chất dẻo: Nhập khẩu nhóm hàng này tháng 10 đạt 493 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 5,38 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm trước

Các thị trường cung cấp sản phẩm từ chất dẻo cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 1,87 tỷ USD, tăng 26,4%; Hàn Quốc với 1,62 tỷ USD, tăng 24,2%; Nhật Bản với 795 triệu USD, với 20,5% so với năm trước; …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *